Với khát khao được nhìn thấy những giây phút thư giãn, tận hưởng cuộc sống bên tách cà phê hảo hạng của mỗi khách hàng, chúng tôi cho ra đời những hạt cà phê chất lượng bằng mô hình nuôi trồng cà phê “From Farm To Cup”.
Như là một sứ mệnh, chúng tôi hướng đến sự canh tác theo mô hình nông nghiệp thuận tự nhiên, hướng đến những giá trị kinh doanh mang tính bền vững, hướng đến những giá trị kinh tế cho người trồng cà phê một nắng hai sương.
Nếu như Đắk Lắk là thủ phủ cà phê của Việt nam thì huyện Cư M’gar chính là thủ phủ cà phê của Đắk Lắk. Cư M’gar, Đắk Lắk là một trong những vùng nguyên liệu Robusta ngon nhất Việt Nam. Thổ nhưỡng phì nhiêu, màu mỡ nơi đây là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc phát triển những phẩm chất tốt đẹp của hạt cà phê hảo hạng.
Từng hạt giống Si Cafe được chăm chút tỉ mỉ hàng ngày dưới bàn tay của người nông dân, chúng phát triển thành những cây cà phê khỏe mạnh giữa cao nguyên bạt ngàn. Đến mùa thu hoạch, từng hạt cà phê chín đỏ được hái chọn để đồng đều về chất lượng, đảm bảo được độ ổn định, cân đối về hương và màu cho những mẻ rang về sau.
Để giữ được trọn vẹn vị ngọt tự nhiên và mang nhiều hương vị phong phú, những hạt cà phê của Si Cafe được sơ chế tự nhiên (natural). Phương pháp này còn giúp chúng tôi bảo vệ môi trường và hướng đến những giá trị lâu dài, bền vững.
Hướng đến mục đích phát triển bền vững, chúng tôi xác định nguyên tắc kinh doanh là gắn kết một cách hài hoà giữa mục tiêu kinh doanh với trách nhiệm với xã hội.
Si Cafe hướng đến việc canh tác theo phương pháp hữu cơ, sản xuất xanh, tuân thủ các tiêu chuẩn UTZ, VietGAP, Global GAP nhằm bảo vệ môi trường, cải tạo vùng đất, tránh những tác động xấu đến nguồn thổ nhưỡng thiên nhiên.
Bên cạnh đó, chúng tôi hợp tác với Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột thực hiện dự án “Vườn bảo tồn giống” tập trung, lưu giữ hơn 20 loại giống cà phê Robusta khác nhau, tại Nông trại Si Cafe, nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu về cà phê Robusta Việt Nam.
Cùng với đó, Si Cafe kết hợp với Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột thành lập quỹ “Hỗ trợ và phát triển cà phê đặc sản” nhằm hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ các công cụ dụng cụ cho người nông dân để giúp họ nâng cao hơn nữa chất lượng cà phê trong khâu chế biến.