Hệ Thống chứng nhận
  • OCOP 4 Sao – One Commune One Product
    1764/QĐ-UBND/DAKLAK

    Cà phê phin giấy Vibe đạt được OCOP 4 sao với 86.5 điểm

    Chứng nhận OCOP 4 sao là một phần của chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (One Commune One Product - OCOP), được khởi xướng tại Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc phát triển các sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao là sản phẩm đã qua đánh giá, phân hạng trên nhiều khía cạnh, bao gồm: chất lượng, giá trị cộng đồng, giá trị văn hóa, năng lực sản xuất và thương mại của chủ thể. Đồng thời, kết quả phân hạng sản phẩm OCOP xác định các cơ hội phát triển sản phẩm, khả năng tham gia và được thụ hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

    Do vậy, chứng nhận OCOP không chỉ mang ý nghĩa là chứng nhận thương hiệu, mà đó là sự đánh giá và công nhận của các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm và chủ thể sản xuất ra sản phẩm đó từ các đặc sản, lợi thế ở các vùng nông thôn.

  • Sản Xuất Nông Nghiệp Hữu Cơ – Organic (TCVN 11041:2017)
    Số chứng nhận: TQC.19.3897.1 / TQC.19.3897.2

    “Thực phẩm hữu cơ” là sản phẩm thực phẩm, nông sản trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học (đối với sản phẩm trồng trọt) hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh, hooc môn, thức ăn công nghiệp (đối với sản phẩm chăn nuôi). Trồng trọt, chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ dựa trên cơ sở giảm thiểu việc dùng đầu vào ở bên ngoài, chủ yếu lấy nguồn phân bón/thức ăn từ tự nhiên/nguồn hữu cơ, sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh/dịch bệnh từ các chất có nguồn gốc thiên nhiên cũng như các biện pháp phòng trừ thân thiện với môi trường.

    Nông sản sạch 100% hữu cơ đang là xu hướng tiêu dùng mới tại thị trường Việt Nam và thế giới. Sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ đảm bảo được quy trình sản xuất và nguồn gốc hữu cơ an toàn, không chất hóa học độc hại. Các chứng nhận hữu cơ được ra đời và trở thành một cách để nhà sản xuất và người tiêu dùng xác nhận rằng sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững, an toàn.

  • HACCP – Phân Tích Mối Nguy Và Kiểm Soát Điểm Tới Hạn
    Số chứng nhận: TQC.05.3897.1

    HACCP là hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Là công cụ phân tích nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm.

    HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan đến quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu đối với an toàn chất lượng thực phẩm.

  • ISO 22000:2018 – Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
    Số chứng nhận: TQC.03.3897.1

    ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.

    Một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000:2018 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

  • ISO 9001:2015 – Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng
    Số chứng nhận: TQC.01.3897

    Tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - Bộ tiêu chuẩn quốc tế được duy trì bởi tổ chức ISO, có mục tiêu trợ giúp các tổ chức xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. Trong đó, ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

    ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.

    ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ Phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; và ISO 9001:2015.

  • Chỉ Dẫn Địa Lý “Cà Phê Buôn Ma Thuột”
    Số chứng nhận: 18C-DLGI

    Với điều kiện tự nhiên lý tưởng của nền đất bazan trẻ, độ cao từ 400-800m so với mực nước biển, biên độ nhiệt ngày đêm cao đã ban tặng cho cà phê sinh trưởng trên cao nguyên Buôn Ma Thuột. Không chỉ đạt sản lượng cao vào bậc nhất thế giới mà còn kết tinh trong hạt cà phê phẩm vị thơm ngon đặc biệt được người tiêu dùng biết đến từ lâu với tên gọi Cà phê Buôn Ma Thuột. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm địa phương cần phải có chiến lược khai thác hợp lý lâu dài, khuếch trương danh tiếng địa phương cũng như góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.

    Bên cạnh sản xuất và thương mại các sản phẩm cà phê bền vững có chứng nhận, Cà phê có chỉ dẫn địa lý là một trong những xu hướng phát triển quan trọng được một số quốc gia đặc biệt quan tâm như Colombia với chỉ dẫn cà phê Cafe de Colombia và Narino, Jamaica với cà phê Blue Mountain, Guatemala với cà phê Antigua, Mexico với cà phê Veracruz, Hawaii (Mỹ) với cà phê Kona, Ethiopia với Harrars và Yirgacheffes,Tanzania với cà phê Kilimanjaro, Ấn Độ với Monsooned Malabar, Indonesia với Java, Toraja… Hiện nay trong thị trường cà phê đặc sản, cà phê mang chỉ dẫn địa lý có khối lượng lưu thông còn khiêm tốn nên thường bán được giá cao.

    Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản là một xu thế lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhận thức được vị thế chiến lược, lợi thế cạnh tranh của ngành cà phê với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như nhu cầu cấp thiết bảo hộ tài sản trí tuệ địa phương nên UBND tỉnh Đắk Lắk đã đứng tên đăng bạ chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” – tên GD Tiếng Anh: Buon Ma Thuot Coffee – để bảo hộ trong nước và tiến tới bảo hộ quốc tế. Chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” được đăng bạ theo quyết định số 896 QĐ-SHTT ngày 14/10/2005 của cục sở hữu trí tuệ. Đăng bạ này có giá trị bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đây là mốc lịch sử đáng nhớ trong chặng đường phát triển đầy thử thách của ngành cà phê địa phương.

  • FDA – Food And Drug Administration
    Số chứng nhận: CGLOBAL.FDA.8626

    FDA là viết tắt của Food And Drug Administration, có nghĩa là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - Là cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ.

    Chứng nhận FDA được hiểu là một loại chứng nhận/Chứng chỉ quan trọng đội với các cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp muốn vận chuyển hoặc lưu thông các sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ.